Để quản lý cơ sở dữ liệu trên MySQL Server một cách dễ dàng hơn thì chúng ta cần phải có công cụ quản lý. Một trong những công cụ quản lý, thao tác cơ sở dữ liệu của MySQL được dùng khá phổ biến hiện nay là phpMyAdmin.
Yêu cầu: Đã cài đặt MySQL
BƯỚC #1: MỞ EPEL REPO
phpMyAdmin mặc định không có sẵn trong RHEL / CentOS repo. Vì vậy cần mở EPEL repo như sau:(xem chi tiết)
# cd /tmp
# wget http://download.fedoraproject.org/pub/epel/6/i386/epel-release-6-7.noarch.rpm
# rpm -ivh epel-release-6-7.noarch.rpm
BƯỚC #2: CÀI ĐẶT PHPMYADMIN:
Gõ lệnh như bên dưới:
# yum search phpmyadmin
# yum -y install phpmyadmin
BƯỚC #3: CẤU HÌNH PHPMYADMIN
Để có thể truy cập từ xa bằng các browser của máy client, chúng ta cần sửa lại nội dung của filephpMyAdmin.conf:
# vi /etc/httpd/conf.d/phpMyAdmin.conf
Bạn sẽ thấy nội dung như sau:
<Directory “/usr/share/phpmyadmin”>
Order Deny,Allow
Deny from all
Allow from 127.0.0.1
</Directory>
Ở dòng “Allow from 127.0.0.1” bạn điền vào các ip của các máy client có thể truy cập vào phpMyAdmin, hoặc bạn cũng có thể mở cho tất cả các client đều được phép truy cập bằng cách sửa lại là “Allow from all”.
BƯỚC #4: THIẾT LẬP TÊN VÀ MẬT KHẨU ĐỂ ĐĂNG NHẬP VÀO PHPMYADMIN
Mở file config.inc.php:
vi /usr/share/phpmyadmin/config.inc.php
Thêm vào như sau:
$cfg[‘Servers’][$i][‘user’] = ‘test’;
$cfg[‘Servers’][$i][‘password’] = ‘201207’;
BƯỚC #5: KHỞI ĐỘNG LẠI APACHE
Chúng ta cần khởi động lại Apache:
service httpd restart
Bây giờ, bạn có thể truy cập vào phpMyAdmin bằng địa chỉ:
http://IP_server_or_domain/phpmyadmin
Có thể sẽ có một browser popup xuất hiện và yêu cầu bạn nhập vào username và password khi bạn truy cập vào phpMyAdmin. Khi đó bạn hãy nhập vào username và password của DB server của bạn, mặc định là “root” và “”.
Và bây giờ, ta có thể đăng nhập vào phpMyAdmin thành công!